Tuyệt chiêu chuẩn bị đồ phượt đầy đủ (P.1)

Dân phượt thường “rỉ tai” nhau rằng nên chuẩn bị hành lý phượt như thế nào cho đầy đủ nhưng vẫn nhẹ nhàng. Hãy cùng học tuyệt chiêu chuẩn bị hành trang của các phượt thủ nhé.

Đồ dùng sinh hoạt hằng ngày

Nếu chuyến đi của bạn chỉ trong một hoặc hai ngày thì những vật dụng đồ sinh hoạt không ảnh nhiều đến trải nghiệm chuyến đi của bạn. Nhưng nếu bạn có một chuyến phượt xa từ 3 – 5 ngày thì lại là chuyện khác. Bạn sẽ phải chuẩn bị trong balo du lịch của mình nhiều vật dụng cá nhân đấy.

  • Quần dài: Nên mang theo 1-3 chiếc trong đó có 1 chiếc sử dụng thường xuyên trên đường, 1-2 chiếc còn lại chỉ sử dụng để làm phương án dự phòng khi quá bẩn hoặc ướt (không nên thay quần dài đi đường hàng ngày làm gì vì nếu như thế thì bao nhiêu cũng không đủ).

  • Áo phông mỏng mặc ở trong cùng, số lượng áo này thì tương đương với số ngày bạn đi, mang khoảng từ 3-5 chiếc là tốt nhất.

  • Áo len mỏng cho mùa hè và áo len dày cho mùa đông: 2 chiếc
  • Áo khoác gió: Có tác dụng chắn gió rất tốt, nếu có thể bạn nên mua loại áo có khả năng chống cả nước để không bị ngấm sương vào người. Áo gió thường được dùng với những nơi thời tiết chỉ hơi se lạnh.
  • Áo khoác dày:  Vào mùa đông nhiệt độ ở các vùng núi có những nơi xuống rất thấp nhất là chiều tối, chính vì vậy nên cần một chiếc áo giữ ấm tốt nhưng vẫn phải gọn, bạn có thể lựa chọn những loại áo lông vũ nhẹ.
  • Khăn quàng cổ: Với mùa hè bạn chỉ cần một vài chiếc khăn rằn dùng để quấn cổ và quấn đầu sẽ có tác dụng chắn nắng (không bị cháy đen khu vực cổ) và thấm mồ hôi trên đầu. Nếu khăn đủ dài thì chỉ cần dùng 1 chiếc cho cả 3 nhiệm vụ; quấn cổ, quấn đầu, bịt mặt. Vào mùa đông thay khăn rằn bằng khăn len để giữ nhiệt tốt hơn.
  • Bịt tai để giữ ấm nếu trời lạnh.
  • Khoảng 3-5 đôi tất và 3-5 bộ quần/áo lót. Tất có tác dụng giữ ấm cho gan bàn chân nên rất quan trọng, bạn cứ mang nhiều đi một chút để thay trong trường hợp bị ướt.
  • Giày: Nên sử dụng loại giày thể thao có độ bám tốt, đi thoải mái cho chân. Với các bạn nam tránh dùng giày da, với các bạn nữ tránh dùng giày cao gót, giày búp bê.
  • Khăn mặt, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội đầu, xà phòng tất cả những thứ này bạn nên bỏ gọn vào trong một chiếc túi đựng đồ cá nhân.
  • Túi ngủ cho những chuyến đi ngủ lều.

Với ngần đó thứ đồ thì bạn sẽ cần đến một chiếc ba lô khoảng 50l là vừa, với 1 xe máy thì sử dụng 2 ba lô của xế khoảng 60l và của ôm khoảng 50l là vừa, một số đồ dùng khác bạn có thể để ở ngoài.

Giấy tờ tuỳ thân

Giấy tờ tuỳ thân là một trong những món đồ bạn không quên khi chuẩn bị hành lý phượt. Việc đi qua những vùng đất khác nhau rất cần đến các loại giấy tờ tuỳ thân của phượt thủ. Những loại giấy tờ mà bạn nhất thiết phải mang theo trong balo du lịch là:

  • CMND + Hộ chiếu: Khi bạn đi qua bất kỳ một vùng đất lạ lẵm nào đó thì hãy chắc chắn rằng bạn có mang CMND hay hộ chiếu. Chẳng hạn khi vào biên giới, theo quy định là bạn phải xuất trình giấy tờ tuỳ thân. CMND và hộ chiếu cũng là 2 mãnh giấy xác định danh tính và độ tin cậy của bạn trong mắt cư dân lạ.
  • Giấy phép lái xe: Nêu đi phượt bằng xe máy thì tốt hơn hết đừng nên đi nếu không bằng lái trong tay nhé. Hẳn là bạn không muốn bị mất tiền oan thậm chí là bị tịch thu xe vì không xuất trình được giấy tờ xe.
  • Thẻ ATM: Hãy mang theo cả thẻ ATM để phòng trường hợp hết tiền dọc đường hay có vấn đề phát sinh trong chuyến đi. Thông thường, nếu bạn đi phượt Việt Nam, bạn nên làm thêm 1 thẻ ngân hàng Agribank. Bởi hầu hết ở các địa phương, huyện đều có ATM của ngân hàng Agribank.

Đồ dùng bảo hộ

Để chuyến phượt hào hứng diễn ra trong an tân thị bạn nên chuẩn đủb các vật dụng cần thết như sau:

  • Mũ bảo hiểm kín đầu hoặc ít nhất là loại mũ nửa đầu. Lưu ý không dùng những loại mũ bảo hiểm thời trang bởi độ an toàn thấp và nguy cơ gây nguy hiểm cho người đội khi có tai nạn xảy ra. 
  • Bộ bọc khuỷu tay và đầu gối để giảm chấn thương. Đây là món đồ giúp bạn hạn chế tổn thương khi chẳng may có bị ngã xe. Nếu có điều kiện, thì hãy sắm thêm một bộ áo giáp toàn thân.
  • Kính: Kính râm hoặc kính trắng loại ôm sát vào mắt giúp bạn hạn chế bụi và tăng tầm nhìn trong khi lái xe. Đối với những bạn cận có thể dùng loại kính có gọng đặc biệt có thể lắp thêm mắt cận ở phía trong.

  • Găng tay: Nên chọn loại găng có mặt nhám phía trong giúp tạo độ bám khi kéo ga. Nếu đi phượt vào mùa đông có thể sử dụng loại găng tay da có khả năng chống được nước để giữ ấm cho bàn tay.
  • Áo mưa bộ: Chuẩn bị mỗi người một bộ áo mưa. Lời khuyên là không nên dùng áo mưa giấy hoặc áo mưa cánh dơi bởi sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình đi xe máy.
  • Ủng đi mưa: Bạn có thể dùng ủng nilon loại đi một lần rồi đáp hoặc mua một đôi ủng tử tế để dùng nhiều lần.
  • Túi đeo bụng: Túi đeo bụng dùng để đựng các loại giấy tờ, ví, các thiết bị điện tử để cho gọn, tránh vướng víu khi ngồi trên xe máy.

Vẫn chưa đủ đâu nhé, vẫn còn rất nhiều món đồ nhỏ nhặt nhưng lại vô cùng hữu ích cho chuyến phượt của bạn. Truy cập balovanphuc.com để đón đọc phần còn lại nhé.

Đánh giá
This entry was posted in . Bookmark the permalink.
Vạn Phúc chuyên Vali, Balo. Nhận hợp đồng quà tặng công ty