Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

Những món đồ thời trang phụ kiện làm từ các chất liệu bền vững đang dần “thống lĩnh” thị trường như một sự thay đổi tất yếu của ngành công nghiệp tỷ đô.

Trong năm vừa qua, thuật ngữ “thời trang chậm” và “chất liệu xanh” được nhắc đến nhiều hơn. Các thuật ngữ hướng đến một ngành may mặc thân thiện với thiên nhiên hơn, xu hướng “xanh hoá” hứa hẹn thay thế cuộc chơi thời trang phù phiếm bằng những chất liệu bền vững. Hãy cùng Vạn Phúc điểm qua những loại chất liệu bền vững đáng mong đợi trong ngành thời trang phụ kiện.

Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

TÔMTEX

Tômtex là một loại chất liệu sinh học vừa cứng vừa dẻo, được tạo ra từ vỏ tôm và bã cà phê. Chất liệu Tômtex cũng sở hữu khả năng chống nước hiệu quả nhờ vào lớp sáp ong trên bề mặt hứa hẹn thay thế da động vật. Bạn hoàn toàn có thể kỳ vọng vào những sản phẩm túi xách Tômtex đẹp hơn túi xách da thuộc trong tương lai.

Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

SOYEAN PROTEIN FIBER – SPF

Sợi đậu nành là một trong những chất liệu thân thiện với môi trường nhất thế giới được dệt từ chính những phế phẩm bã đậu nành  thông qua quy trình xử lý tối thiểu hoá chất độc hại. Sợi đậu nành do Henry Ford phát minh, xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1941. Vải sợi đậu nành chứa những protein từ vỏ đậu nành, có độ đàn hồi cao, khả năng xếp nếp tuyệt vời cũng như khả năng thoáng khí vô cùng tốt. Sợi đậu nành được ưa chuộng trong sản xuất đồ thể thao và trang phục bó sát dành cho phụ nữ.

DEMETRA 

Chất liệu vải tái chế Demetra do Gucci trình làng trong những thiết kế giày thể thao. Demetra được phát triển dựa trên phương pháp thuộc da nguyên bản, chống chịu và thích ứng với nhiều loại thời tiết, thêm những đặc tính mềm mại và bền bỉ hơn.

Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

SEQUIN

Sequin là một phần không thể tách rời trong thiết kế những chiếc túi xách hào nhoáng và lộng lẫy. Tuy nhiên, một mẫu thiết kế bình thường đều cần dùng đến hàng trăm nghìn hạt vi nhựa gây ảnh hưởng đến môi trường. Iris Van Herpen đã dùng sequin làm từ rác thải nhựa nhằm giảm bớt việc tiêu thụ sequin trong may mặc. Đột phá hơn, Elissa Brunato đã cho ra đời Bio Iridescent Sequin có nguồn gốc 100% từ cellulose với khả năng phân huỷ ngay trong đất vườn.

>> Xem thêm: Những chất liệu vải túi xách được ưa chuộng

DA THUẦN CHAY

Hiện nay có rất nhiều chất liệu da thuần chay được phát minh như da từ cây xương rồng, da từ vỏ táo, da từ phân tử nấm.

Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

  • Da từ cây xương rồng: Adrián López Velarde và Marte Cázarez cho ra đời chất liệu da thuần chay làm từ cây xương rồng. Bằng cách tán nhuyễn và phơi lá xương rồng dưới ánh mặt trời, chất liệu da thành phẩm đem đến cảm giác “chân thật” không khác gì da động vật trong khi có khả năng phân huỷ sinh học, có hạn sử dụng lên đến 10 năm và chi phí sản xuất tương đương những món đồ da thông thường.
  • Da từ vỏ và lõi táo: Beyond Leather đã sử dụng lõi và vỏ táo nghiền trộn lẫn cùng cao su tự nhiên đắp lên nền dệt làm từ bông hoặc sợi gỗ để tạo ra thành phẩm mang cấu trúc 3 lớp có thể tháo rời linh hoạt. Kết quả của quá trình này là  thải ra ít hơn 85% lượng khí CO2 so với quy trình sản xuất da truyền thống và giải quyết vấn đề lãng phí thức ăn hiệu quả.
  • Da từ phân tử nấm: MycoWorks và Ecovative Design đã tìm ra công nghệ chế tạo da từ nấm bằng cách tận dụng thực vật mycelium. Loại thực vật này bện vào nhau khi sinh trưởng tạo thành lớp màng mô phỏng da thật chỉ mất vài tuần ngắn ngủi. Và thế là vấn đề sợi tổng hợp không phân hủy đã được giải quyết.

Những chất liệu bền vững trong ngành thời trang phụ kiện

Trên đây là những chất liệu bền vững hứa hẹn sẽ làm thay đổi ngành thời trang phụ kiện trong kỷ nguyên “xanh hóa”.

Đánh giá
This entry was posted in . Bookmark the permalink.
Vạn Phúc chuyên Vali, Balo. Nhận hợp đồng quà tặng công ty