Pia da bò là gì? Pia da bò được tính như thế nào?
Pia là đơn vị đo lường được những người thợ thuộc da sử dụng rộng rãi tại Việt Nam Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ pia da bò là gì một cách chi tiết nhất.
1. Pia da bò gì?
Chỉ người đam mê đồ da thật hoặc đang làm việc trong lĩnh vực sản xuất đồ da mới biết Pia da bò là gì. Đây là thuật ngữ chỉ đơn vị tính.
Pia là đơn vị đo lường cơ bản áp dụng cho chất liệu da bò được sử dụng tương đối phổ biến giúp xác định kích thước được chính xác hơn so với các đơn vị thường quy như cm hay m. Pia được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam còn trên thế giới đơn vị này chưa thật sự phổ biến.
Thông thường những người thợ vẫn có thể đổi Pia sang cm hoặc m tùy theo nhu cầu sử dụng cho những diện tích da bò nhỏ, còn đối với những mảnh da lớn sẽ sử dụng đơn vị khác.
2. 1 Pia da bò bằng bao nhiêu cm?
Sau khi đã hiểu Pia da bò là gì thì hãy cùng xem cách quy đổi. Đơn vị Pia được định nghĩa như sau: 1 Pia da tương ứng với diện tích của một ô vuông da bò với kích thước cạnh 30×30 cm – có nghĩa là 1m² = 11,11 Pia. Bạn có thể quy đổi 1 Pia da là bao nhiêu cm nhanh chóng bằng công thức: (chiều dài x chiều rộng tấm da) : 900.
Chẳng hạn, với mạnh da bò có kích thước 120x80cm thì Pia được tính bằng: Pia = 120 x 80 : 900 = 10.6. Vậy mảnh da bò 120x80cm tương ứng 10.6 Pia.
3. Tại sao có nhiều đơn vị tính khác nhau?
Pia da là đơn vị thông dụng ở Việt Nam nhưng trên thế giới người ta lại ưa chuộng sử dụng đơn vị SF (Square Feet). Việc xuất hiện hai đơn vị khác nhau như vậy không phải ngẫu nhiên, mà do tính chất công việc cũng như kinh nghiệm của thợ ở các vùng lãnh thổ khác nhau. Bởi vì trên trên thế giới, người ta thường sử dụng và chế tác da bò với quy mô lớn nên việc dùng đơn vị SF sẽ chính xác và dễ dàng hơn.
Trong khi đó tại Việt Nam với mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kỹ thuật chế tác chưa thật sự hiện đại nên việc các người thợ tiếp xúc với những tấm da bò nhỏ sẽ phổ biến hơn. Từ đó họ đã nảy ra ý tưởng thay thế đơn vị SF thành Pia để thuận tiện đo lường và đảm bảo độ chính xác khi cắt tỉa các mảnh da bò.
4. Vì sao đơn vị Pia áp dụng cho da thật?
Nhiều người thắc mắc là Vì sao đơn vị Pia áp dụng cho da thật thay vì các đơn vị tính thông thường cm hoặc m. Và ngược lại Vì sao đơn vị Pia áp dụng cho da thật mà không áp dụng cho những chất liệu khác.
Tuy nhiên đối với da thật thì việc dùng hai đơn vị truyền thống bởi những mảnh da thật được thu hoạch từ động vật sẽ không có hình dáng vuông vức và có kích thước nhất định mà là những hình thù ngẫu nhiên, chiều dài và chiều rộng khác biệt nhau.
Thông thường Pia hoặc SF chỉ áp dụng cho da thật – cụ thể là da bò mà thôi. Đối với các chất liệu như da công nghiệp thường hiếm sử dụng, bởi vì chúng được sản xuất theo công nghệ riêng biệt với máy móc hỗ trợ nên có thể dễ dàng tạo ra các mảnh da sở hữu kích thước, kiểu dáng nhất định nên việc đo đạc theo đơn vị thông thường được cho là tiện lợi hơn.
5. 1 Pia da bò là bao nhiêu tiền?
Những nhà sản xuất có thể dựa trên 1 Pia da bò là bao nhiêu tiền trong quá trình tính toán chi phí. 1 Pia da bò là bao nhiêu tiền sẽ khó có câu trả lời chính xác vì giá thành chất liệu da này thường biến động theo thị trường, nhu cầu sử dụng và nó còn phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
Nguồn gốc xuất xứ của chất da: Da bò được sử dụng tại Việt Nam có nguồn gốc khá đa dạng và mỗi nơi sẽ có giá thành khác nhau, trong đó những mảnh da được nhập khẩu từ Ý được xem là nguyên liệu có giá pia đắt đỏ bậc nhất vì được chọn lọc kỹ lưỡng, trải qua quá trình thuộc da bài bản, chuyên nghiệp với công nghệ, máy móc hiện đại, từ đó tạo ra sản phẩm da cao cấp cả về chất lượng cho đến tính thẩm mỹ.
Loại da bò: Da bò chỉ là cụm từ chỉ chung cho nguồn gốc động vật của chất liệu này, thực tế người ta chia da bò thành nhiều loại khác nhau tùy theo phương pháp thuộc da, vị trí da cũng như tính chất của nền da. Mỗi loại cụ thể sẽ có giá tính theo Pia khác nhau, loại sở hữu vẻ thẩm mỹ và chất lượng càng cao giá bán ra thị trường sẽ càng đắt đỏ.
>> Xem thêm: Các loại màu nhuộm da thuộc chất lượng và cách sử dụng
Độ dày của nền da: Thông thường da bò có độ dày từ 1.4 – 1.8mm, cũng có những sản phẩm sở hữu độ dày lớn lên đến 2 – 4mm. Nền da dày hơn hường có giá trị hơn da bò thông thường và dĩ nhiên giá thành theo Pia cũng cao hơn.
Công nghệ xử lý bề mặt da: Một tấm da bò chất lượng cao cấp hay bình dân sẽ phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ xử lý bề mặt trên nền da. Những chất da có bề mặt trơn láng, mịn, không lỗi và hạn chế các khiếm khuyết được đánh giá là cực kỳ có giá trị, từ đó mà quy đổi 1 Pia da bò là bao nhiêu tiền cũng cao hơn hẳn so với mặt bằng chung.
6. Ý nghĩa những thông số ở trên mặt sau những tấm da
Mặc dù là dòng chất liệu khá quen thuộc và được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống, thế nhưng không phải ai cũng biết và hiểu được ý nghĩa những thông số ở trên mặt sau tấm da do nhà sản xuất in ấn.
Tên nhà sản xuất: Được viết in hoa lớn, đậm nét, trong đó tiêu biểu nhất là HAAS, thông thường các dòng da khác sẽ không hiển thị mà chỉ những mảnh da làm mẫu mới được ký hiệu.
Kích thước tấm da: Thông thường ở mặt sau tấm da nhà sản xuất có ghi thêm thông tin về kích thước da theo các đơn vị như SF, cm2 hoặc dm2, m2… Trong những trường hợp chỉ ghi thông số kích thước bao nhiêu mà không kèm theo đơn vị tính có thể hiểu hiển nhiên là m2. Thông thường da bò và các chất liệu da thật khác được nhập khẩu từ nước ngoài, ít nguồn khai thác và sản xuất tại Việt Nam nên đơn vị tính Pia sẽ không xuất hiện.
Ký hiệu phân loại sản phẩm: Yếu tố này tùy thuộc vào quy định của mỗi nhà sản xuất, hầu như không nơi nào giống với nơi nào. Ví dụ: hãng Alran với ký hiệu gạch ngang trên đầu kích thước, trong đó 1 gạch là loại một, 2 gạch là loại hai và 3 gạch là loại ba, Relma lại phân loại theo 3 gạch ở vị trí chân kích thước và cũng tương tư từng dòng chất lượng da khác nhau.
Pia da bò là đơn vị đo lường được áp dụng rất phổ biến tại Việt Nam. Nếu bạn đam mê nghiên cứu về các dòng chất liệu da công nghiệp cũng như kỹ thuật chế tác da thật thì các thông tin Pia da bò là gì hay 1 Pia da là bao nhiêu cm sẽ là thông tin cực kỳ thú vị nên tham khảo.