Phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer

Có nhiều cách phân biệt da như hóa chất chủ đạo, mức độ phủ bảo vệ, tạo hình bề mặt. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer.

Phân biệt da theo lớp (layer) là phương pháp phân loại da dựa trên cấu trúc và vị trí của các lớp da trong cấu tạo tổng thể với 3 lớp chính là:

  • Lớp biểu bì (Epidermis): ở ngoài cùng, mỏng nhất của da, có độ dày khoảng 0,04mm đến 0,2mm, được cấu tạo từ các tế bào chết xếp chồng lên nhau, liên tục bong tróc và tái tạo.
  • Lớp trung bì (Dermis): nằm dưới lớp biểu bì, dày hơn nhiều với độ dày từ 1mm đến 4mm, có cấu tạo gồm các mô liên kết, mạch máu, dây thần kinh, nang lông và tuyến bã nhờn.
  • Lớp hạ bì (Hypodermis): nằm ở sâu nhất của da, có độ dày từ 2mm đến 20mm, được tạo nên từ mô mỡ, collagen và elastin.

Phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer

Phân biệt da theo lớp (layer) là phương pháp cơ bản để đánh giá chất lượng da, chúng ta sẽ có thể chia da thành các loại như sau:

  • Da nguyên tấm (Full grain leather): gồm cả 3 lớp da ở trên, vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên với sẹo, nếp nhăn và vân da.
  • Da lớp 2 (Top grain leather): chỉ gồm lớp biểu bì và một phần lớp trung bì, đã được mài dũa để loại bỏ sẹo và nếp nhăn.
  • Da bóc tách (Split leather): chỉ gồm duy nhất lớp trung bì, được sử dụng để làm da lót hoặc da giả.

1. Da nguyên tấm (Full grain leather)

Full grain leather hay còn được gọi là da lớp 1, da nguyên tấm, tức là toàn bộ bề mặt của tấm da được giữ nguyên, không bị cắt phớt đi lớp nào. Ngoài ra, dưới đây là những thuật ngữ khác cũng đề cập đến da nguyên tấm:

  • Semi – phân loại theo mức độ phủ
  • Nappa – da hoàn toàn tự nhiên – phân loại theo tạo hình bề mặt
  • Natural milled (milled tự nhiên) – phân loại theo tạo hình bề mặt
  • Corrected Grain ( da điều chỉnh; được xử lý chà nhám loại bỏ nhược điểm rồi phủ màu tạo vân hạt đều nhau) – phân loại theo tạo hình bề mặt
  • Semi – phân loại theo mức độ phủ
  • Nappa – da hoàn toàn tự nhiên – phân loại theo tạo hình bề mặt
  • Natural milled (milled tự nhiên) – phân loại theo tạo hình bề mặt
  • Corrected Grain ( da điều chỉnh; được xử lý chà nhám loại bỏ nhược điểm rồi phủ màu tạo vân hạt đều nhau) – phân loại theo tạo hình bề mặt

Trên đây là những tên gọi được phân loại theo các tiêu chí khác nhau nhưng đều thuộc nhóm da Full Grain. Trong thực tế, có 1 loại nhà sản xuất da cũng hay dùng đó là Half Full Grain, tuy thấp hơn Full Grain nhưng lại cao hơn Top Grain.

Tính chất:

  • Giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên với sẹo, nếp nhăn và vân da.
  • Bền bỉ, chống nước tốt và càng sử dụng càng bóng đẹp.
  • Giá thành cao nhất trong 3 loại da layer.

Phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer

2. Da lớp 2 (Top grain leather)

Top Grain Leather là chất liệu da có chất lượng thứ 2 sau Full Grain, được tạo ra khi tách bỏ một phần lớp da trên cùng. Top Grain Leather khá bền, bề mặt được chà đi chà lại nhiều lần cho thật mịn, láng một lớp phủ bề mặt và tạo hình hạt da, vân kẻ… theo yêu cầu.

>> Xem thêm: Những lầm tưởng về chất liệu da không phải ai cũng biết 

Bạn sẽ rất khó phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer ở lớp da thứ 2. Nếu chỉ nhìn mặt cắt ở khu vực có kết cấu da chắc như hông lưng, nó sẽ thấy rõ hơn miếng da ở khu vực bụng. Trong thực tế, các thợ da cũng không bao giờ chỉ nhìn bề mặt để xách định Full Grain hay Top Grain vì các nhà sản xuất xử lý bề mặt vô cùng khéo kéo nên phải dựa vào phương pháp phân loại da theo cảm nhận của bàn tay trên bề mặt chất liệu mới xác định được.

Tính chất:

  • Đã được mài dũa để loại bỏ sẹo và nếp nhăn, tạo bề mặt mịn màng.
  • Vẫn giữ được độ bền và khả năng chống nước.
  • Giá thành rẻ hơn so với da nguyên tấm.

Phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer

3. Da lớp 3 (Genuine)

Da Genuine hay da lộn. Đây cũng là đề bài khó nếu bạn muốn phân biệt các loại túi xách da theo lớp layer ở Genuine. Nếu Genuine có lớp phủ bề mặt khéo léo của nhà sản xuất da hàng đầu thì cũng rất khó phân biệt loại Genuine với 2 dòng trên. Genuine còn dễ bị nhầm lẫn với Nukbuk vì độ nhám trên bề mặt. Chỉ có thể phân biệt được khi nhìn bề mặt cắt, bạn sẽ thấy 1 lớp màu tách biệt hẳn so với lớp xơ của da và có những hạt bọt xốp rất nhỏ.

Tính chất:

  • Bề mặt mềm mại, mịn màng, sang trọng.
  • Cần được bảo quản kỹ lưỡng vì dễ thấm nước và bám bụi.
  • Giá thành cao hơn da lớp 2 Top grain leather.

Xác định túi xách da layer nào đẹp nhất là điều khó khăn, nó phụ thuộc vào sở thích và nhu cầu của bạn dựa trên những tính chất đặc trưng của từng lớp da ở trên. Và dù bạn chọn lớp da nào thì cũng cần hiểu về đặc tính cũng như yêu cầu chăm sóc và kỹ thuật sửa túi xách chuyên nghiệp dành cho riêng cho từng loại da.

Đánh giá
Vạn Phúc chuyên Vali, Balo. Nhận hợp đồng quà tặng công ty